Thoái hóa khớp | Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

  • AF
  • Arthri - Flex

Cách làm chậm quá trình thoái hóa khớp


Vì chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh và bệnh diễn tiến âm thầm không triệu chứng một thời gian dài trước khi bộc lộ đầy đủ trên lâm sàng nên phòng bệnh là tác động vào các yếu tố nguy cơ đã phân tích ở trên càng sớm càng tốt. Mục đích là làm chậm quá trình hủy hoại khớp, nhất là ngăn sự thoái hóa sụn khớp, duy trì khả năng vận động, cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

 

Không để khớp hoạt động quá tải

 

Xương khớp là thành phần vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta. Với chức năng nâng đỡ cơ thể nên xương khớp phải chịu lực rất mạnh. Do vậy, việc thường xuyên mang vác nặng, ngồi, hay vận động sai tư thế sẽ khiến khớp bị hư tổn. Để phòng ngừa thoái hóa khớp, chúng ta luôn phải làm việc, ngồi đúng tư thế không giữ một tư thế quá lâu mà phải thay đổi tư thế thường xuyên 30 phút/lần. Giữ mức cân nặng hợp lý để không tăng lực ép lên các khung xương.

 

Điều trị kịp thời các chấn thương

 

 

Những chấn thương về xương khớp do thể thao, do nghề nghiệp cần được xử lý triệt để tránh những di chứng về sau. Khi xương khớp bị chấn thương, bạn cần đến những cơ sở y tế chuyên khoa, sử dụng các biện pháp lý liệu pháp, phục hồi chức năng để đưa khớp trở về trạng thái sinh lý bình thường, tránh diễn biến xấu dẫn đến thoái hoá khớp. Với những người làm những nghề có nguy cơ thoái hoá khớp cao thì tìm kiếm các biện pháp thích nghi với điều kiện làm việc, với nguyên tắc là tránh cho khớp ít bị quá tải nhất có thể.

 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

 

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng đến chất lượng các khớp xương. Một chế độ ăn uống đầy đủ, cung cấp cho cơ thể các chất khoáng, các vitamin như rau quả tươi, giàu các chất chống ôxy hoá, canxi sẽ giúp hệ xương của bạn vững chắc hơn.

 

Luyện tập thể dục thể thao phù hợp sức khỏe