Thoái hóa khớp | Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

  • AF
  • Arthri - Flex

Các phương pháp giúp giảm đau khớp hiệu quả


Đau khớp, sưng khớp, viêm khớp, tê buốt chân tay và hạn chế vận động là triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân thoái hóa khớp. Người bị thoái hóa khớp thường có cảm giác đau âm ỉ ở vị trí khớp bị thoái hóa, đau tăng lên khi vận động, di chuyển, thay đổi tư thế, đau khi thời tiết thay đổi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Giảm đau khớp là một phần trong quá trình điều trị thoái hóa khớp hiện nay.

 

Triệu chứng đau khi thoái hóa khớp

 

 Thoái hóa khớp thường diễn ra chậm và kéo dài trong nhiều năm. Các triệu chứng ban đầu của thoái hóa khớp thường bị người bệnh chủ quan bỏ qua tới khi các triệu chứng đau ngày càng tăng lên. Bỏ qua các triệu chứng ban đầu dẫn tới phát sinh các biến chứng nguy hiểm về sau như tràn dịch khớp rồi tới bào mòn các sụn khớp gây bong sụng, bào mòn đầu xương gây dính khớp dẫn tới phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo, rất phức tạp và tốn kém.

Triệu chứng đau khớp xảy ra chủ yếu do lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương gây ra tình trạng đau nhức khớp khi cử động. Đau khớp là biểu hiện rõ ràng nhất của các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp và viêm khớp dạng thấp.

 

Khớp thoái hóa
Khớp bình thường và khớp thoái hóa


Đau do thoái hóa khớp thường đau theo kiểu cơ giới nghĩa là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau khớp thường đau đối xứng ở hai bên, đau khu trú ở khớp hay đoạn cột sống bị thoái hóa, thường là các cơn đau âm ỉ, có khi thành cơn đau cấp sau khi vận động, thường đau nhiều về buổi chiều, giảm đau về đêm và sáng sớm và thường xuất hiện nhiều ở người cao tuổi.


Phương pháp giảm đau khớp hiệu quả

 
Có nhiều phương pháp giảm đau cho người bệnh thoái hóa khớp tùy theo từng trường hợp đau khớp.

Tập luyện, vận động: Nhiều người nghĩ rằng các cơn đau khớp thường do vận động nên quan niệm hạn chế tập luyện khi bị thoái hóa khớp. Nhưng trên thực tế, tập luyện sẽ giúp kéo căng các cơ bắp xung quanh các khớp, làm giảm cảm giác đau hiệu quả. Tuy nhiên, để có hiệu quả giảm đau tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tập luyện. Nên lựa chọn các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp và một số môn thể thao tốt cho người đang bị bệnh khớp như bơi, aerobic, đi bộ…

Ngoài ra, cần lưu ý thêm việc vận động nhẹ nhàng, tăng dần khi ngủ dậy, nhất là buổi sáng sớm. Tránh vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột.

Châm cứu: Đây là phương pháp giảm đau quen thuộc và đặc biệt hiệu quả đối với chứng viêm khớp mãn tính hay các bệnh viêm đau mãn tính khác. Tuy nhiên về cơ bản phương pháp này chỉ giúp giảm đau một cách tạm thời chứ không mang lại hiệu quả lâu dài.

 

Sử dụng sản phẩm giúp phục hồi sụn khớp, dịch khớp:
 

Như chúng ta đã biết, nguyên nhân gây đau khớp, sưng khớp, viêm khớp là do lớp sụn và dịch khớp bị bào mòn, cạn kiệt. Vì thế, việc sử dụng các sản phẩm giúp phục hồi sụn, dịch khớp được xem là giải pháp giúp giảm đau nhức, tê buốt từ gốc. Các sản phẩm này bao gồm các hoạt chất thiết yếu giúp phục hồi sụn, dịch khớp đó là: Glucosamin Sulfate, Chondroitin, MSM, Collagen túyp 2 (FLEXICOL hay UC-II), Acid Hyaluronic, ZinC....Giúp cho việc phục hồi sụn, dịch khớp có hiệu quả.

Điều cần lưu ý đó là việc phục hồi sụn, dịch khớp là cả 1 quá trình, thường kéo dài ít nhất từ 2-3 tháng trở lên. Vì thế, người bệnh cần kiên trì để việc phụ hồi đạt hiệu quả. Theo khuyến cáo của các chuyên gia xương khớp, mỗi đợt dùng nên sử dụng từ 3-6 tháng.

 

Sản phẩm nào giúp giảm các cơn đau do thoái hóa khớp hiệu quả.

 Từ các phương pháp giảm đau do thoái hóa khớp như đã nêu có thể thấy giải pháp giảm đau hiệu quả nhất là kết hợp giữa tập luyện thể thao, vận động nhẹ nhàng với việc bổ sung đều đặn sản phẩm hỗ trợ giúp phục hồi các tổn thương sụn khớp, tăng cường dịch bôi trơn khớp, bảo vệ khớp, ngăn chặn quá trình thoái hóa phát triển.

--------------------




----------------------

Tag: Thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp gối,