Thoái hóa khớp | Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

  • AF
  • Arthri - Flex

Triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay


Trong các bệnh về thoái hóa khớp, thoái hóa khớp bàn tay chiếm tỷ lệ khá cao chỉ đứng sau

 

 

thoái hóa khớp gối và thoái hóa cột sống. Thoái hóa khớp bàn tay thường gặp ở người cao tuổi, những người làm việc nhiều bằng tay khiến những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn triệu chứng cơ bản và cách phòng tránh thoái hóa khớp bàn tay.

 

 

 

Triệu chứng của thoái hóa khớp bàn tay

     + Ở độ tuổi 50 trở đi, các khớp trong cơ thể bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Phần sụn ở các khớp xương bị mòn dần theo thời gian, dịch khớp cũng mất đi dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi bị thoái hóa khớp bàn tay.

    + Có dấu hiệu đau, sưng, khó cầm nắm đặc biệt ở bàn tay thuận các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa.

    + Người bệnh đau khớp bàn tay 1 bên hoặc cả 2 bên, đau kiểu cơ học, tức là đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo; đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào ly và đỡ đau khi nghỉ ngơi.

    + Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ và trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, người bệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 – 30 phút.

    + Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thường gặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trở nên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngày hơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tay teo nhỏ.

    + Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 bệnh nhân có các ngón tay bị biến dạng. Đó là do sự có mặt của các chồi xương, mọc ở khớp ngón xa (hạt Heberden) hay ở khớp ngón gần (hạt Bouchad), gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

    + Có khoảng 50% số bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tự chăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trong sinh hoạt hằng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặc quần áo, ăn uống, chăm sóc con cháu, bế cháu.

 

Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp bàn tay như thế nào?

 

 

    + Tránh làm việc, lao động, mang vác các vật nặng bằng bàn tay.

    + Không nên sử dụng đôi tay trong thời gian liên tục, quá dài.

   + Các thành viên trong gia đình và cộng đồng xã hội nên quan tâm, chia sẻ bớt gánh nặng của người cao tuổi.

    + Tăng cường việc sử dụng máy móc hỗ trợ cho lao động và sinh hoạt nếu có thể.

   + Việc phát hiện sớm thoái hóa khớp bàn tay là cần thiết vì sẽ giúp điều trị sớm, giảm thiểu các hậu quả của bệnh.

   + Khi có các dấu hiệu như đau khớp bàn tay, biến dạng khớp hay cứng khớp buổi sáng, hạn chế vận động bàn tay thì nên đến khám chuyên khoa xương khớp để được tư vấn và điều trị kịp thời.