Thoái hóa khớp | Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

  • AF
  • Arthri - Flex

Cách chữa thoái hóa khớp gối


 Thoái hóa khớp gối chữa thế nào?

Bạn cần biết: Thoái hóa khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa cột sống hay thoái hóa khớp bàn tay, khớp háng nói chung đó là sự già đi (thoái hóa) của lớp sụn khớp tại các vị trí khớp khiến cho các đầu xương ở vị trí gối (sụn mòn dần đi) không còn vùng đệm, phải tếp xúc trực tiếp với nhau gây nên những cơn đau nhức, tê buốt khi vận động. Biểu hiện rõ nhất đó là thường xuyên có cảm giác nhói, buốt khi đứng lên ngồi xuống, khi lên xuống cầu thang, khi phải xách đồ vật, thay đổi tư thế đột ngột….

 



Khớp bình thường (trái) và khớp thoái hóa (phải)
 

Bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ nhẹ: Thường thấy đau vị trí gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, khó co duỗi, đứng lên thấy đau nhức, sau  một lúc vận động sẽ giảm dần.
Trường hợp thoái hóa khớp gối nặng: Tần suất và cường độ đau nhiều hơn, khó đi lại nhất là phải lên xuống cầu thang, việc co duỗi gặp khó khăn do cảm giác cứng khớp. Gối bị biến dạng, vẹo, thậm chí thường xuyên nóng đỏ. Nếu chụp phim X – quang sẽ thấy khớp gối  gồ ghề, có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ mới di chuyển được.
Trường hợp khô khớp:  Khi co duỗi thấy phát ra tiếng lạo xạo, lục khục tại vị trí khớp, nguyên nhân là do dịch khớp khô cạn  làm tăng ma sát giữa các đầu xương, sụn tiếp xúc gây nên những tiếng kêu.

Hiểu đơn giản nhất về quá trình thoái hóa khớp gối như sau:

Sụn khớp hư tổn >> Dịch khớp cạn kiệt>> Tăng ma sát tiếp xúc>> Đau, sưng, viêm, nóng đỏ>> Sưng khớp>> Gai khớp>> Cứng khớp, vôi khớp >> Trích/ tiêm dịch khớp hoặc mổ thay khớp.

Nên nhớ:

 >>Thoái hóa  khớp là cả một quá trình bào mòn, hư tổn của sụn khớp, thường bắt đầu sau tuổi 30 và thường đến 40-50 tuổi khi các cơn đau tăng lên thì người bệnh mới đi khám chữa.

>> Chữa khớp cần kiên trì, tốt nhất nên dùng thuốc bổ khớp kết hợp với luyện tập vận động đều đặn hợp lý. Mỗi đợt dùng nên dùng ít nhất 3-6 tháng sẽ có hiệu quả cao nhất.

 Thuốc nào chữa thoái hóa khớp gối an toàn, hiệu quả nhất  

-          - Thuốc kháng sinh để giảm đau, tiêu viêm:

+ Thuốc điều trị bao gồm các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc paracetamol kết hợp codein (efferalgan codein). Trường hợp không đáp ứng thì dùng phối hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid toàn thân (uống hoặc tiêm) hoặc bôi tại chỗ;

+ Dùng corticoid tiêm nội khớp với hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên phương pháp này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.  Bởi lẽ chỉ cần 1 chút sơ sẩy sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Một khi khớp gối bị nhiễm trùng thì rất khó chữa trị.

·    + Ưu điểm thấy rõ của thuốc kháng sinh là hiệu quả giảm đau nhanh, (chữa triệu chứng chứ không có tác dụng phục hồi sụn) nhưng hạn chế lớn nhất đó là tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận, không thể dùng liên tục trong thời gian dài, hết thuốc các cơn đau xuất hiện trở lại.

- Thuốc bổ khớp

- Các loại thuốc bổ khớp có tác dụng phục hồi sụn khớp, dịch khớp, giúp tăng khả năng bôi trơn từ đó giảm sưng đau viêm và giúp làm chậm quá trình thoái hóa. Hơn nữa, thuốc bổ khớp có thể dùng hằng ngày mà không ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận.