Thoái hóa khớp | Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

  • AF
  • Arthri - Flex

Bệnh thoái hóa khớp và những biến chứng cần lưu ý


Là tác nhân gây tàn phế, nhưng thoái hóa khớp thường khiến cho bệnh nhân chủ quan bởi những biểu hiện ban đầu không mấy trầm trọng như: đau nhức một hoặc nhiều khớp từng đợt, hạn chế vận động tạm thời hay cứng khớp thoáng qua vào buổi sáng.

 

  Biến chứng thoái hóa khớp

 

Đến bác sĩ thì bệnh đã trở nặng

 

Khi những cơn đau đớn kéo dài, không thể tiếp tục công việc, hạn chế vận động, có khi đến mức không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu... người bệnh mới cầu cứu bác sĩ.

 

Điều khiến cho người bệnh chủ quan với bệnh tật của mình là thoái hóa khớp không ngay lập tức dồn người bệnh vào chân tường như nhiều bệnh lý cấp tính khác. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra âm thầm bên trong khớp, dần bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương, làm mất chức năng phân tán lực và bảo vệ đầu xương.

 

Ở giai đoạn cuối, sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động. Để giải quyết triệu chứng đau của bệnh, nhiều bệnh nhân tự mua thuốc điều trị hoặc điều trị theo cách “truyền miệng” hay theo các “bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc” để rồi bệnh ngày càng nặng thêm và gây tổn thương nặng đến các cơ quan khác như dạ dày, thận, tim mạch...

 

Bên cạnh đó, bệnh thoái hóa khớp thường không đi riêng một mình mà hay “kết bạn” với nhiều bệnh khiến cho người dân vốn đã không rõ về các bệnh lý cụ thể của mình, nay lại càng không biết bắt đầu điều trị từ đâu.

 

Phòng ngừa thoái hóa khớp từ sớm 

Ở các nước tiên tiến, 90% các trường hợp thay khớp gối và khớp háng là do thoái hóa khớp. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chi phí cho thay khớp là vượt quá mức chi trả của mỗi gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nếu ý thức đúng về bệnh, chúng ta có thể phòng ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp. Việc phòng ngừa quá trình này cũng không khó thực hiện. Ngay từ khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, quá đột ngột, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Trong ăn uống, cần giảm muối, đường, mỡ, tăng protid, calci và vitamin.

  

Biến chứng thoái hóa khớp
Duy trì các động tác nhẹ nhàng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

 

Song song đó, cần biết thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, là hậu quả của sự mất quân bình giữa tổng hợp và thoái hóa sụn kết hợp với tình trạng khô khớp do dịch bôi trơn khớp cạn kiệt. Vì vậy giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa khớp là phục hồi được lớp sụn khớp đã hao mòn và dịch bôi trơn các khớp đã cạn kiệt. Các chuyên gia khuyến cáo, nên bổ sung các thành phần sau trong quá trình điều trị thoái hóa khớp:

+ Collagen Type 2 không biến tính: có tác dụng thúc đẩy sự hình thành và nuôi dưỡng mô sụn tại các khớp.

+ Glucosamin: là thành phần cấu tạo nên sụn khớp, tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của sụn khớp, giúp làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp, nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp.

+ Acid Hyaluronic: đây là thành phần chính của dịch khớp, giúp bôi trơn các khớp.

+ MSM, Chondroitin: những yếu tố giúp duy trì chức năng khớp, chống lại hiện tượng co cứng cơ, giúp khớp cử động dễ dàng hơn, đồng thời tăng cường máu đến nuôi dưỡng các khớp. Ngoài ra nên bổ sung thêm các thành phần bổ khớp khác như: Copper, Molybdenum, Magnesium, Vitamin C, ZinC, Manganese. 

----------------

 Thoái hóa đốt sống cổ, Thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống